Digital Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp 2021 nên sử dụng Digital Marketing?

1. Digital Marketing là gì?

Đầu tiên hãy hiểu định nghĩa về Digital marketing, thứ mà nhiều người đang cảm thấy mơ hồ. Hay thậm chí những người đang làm về Digital cũng đang mông lung trong khái niệm có phần trừu tượng này.

Digital Marketing

Theo Asia Digital Marketing Association: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”

Hiểu đơn giản Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.

Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số và tương tác với khách hàng.

2. Digital Marketer là ai?

Digital Marketer là người làm về các công việc liên quan đến Digital. Thông thường một Digital Marketer sẽ liên quan đến việc sử dụng các kênh digital để tạo ra leads và xây dựng brand awareness (nhận diện thương hiệu).

Digital Mar là ai

Dựa vào đây, Digital marketer phải sử dụng các công cụ đo lường để tìm ra điểm yếu và phương án cải thiện hiệu suất trên các kênh này. Tùy mô hình hoạt động của công ty, Digital marketer có thể chịu trách nhiệm cho toàn bộ chiến lược digital của công ty hoặc chỉ tập trung vào một thứ.

Tại các công ty SMEs hoặc Start-up thường có một chuyên gia hoặc một quản lý chung, trong khi đó ở các tập đoàn, trách nhiệm này có thể được phân bổ cho một team hoặc thậm chí cho nhiều bộ phận khác nhau có liên quan.

*Chuyên gia: Chuyên gia ở đây được hiểu là người có nhiệm vụ điều hướng những khách hàng liên quan đến mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu và niềm tin, cuối cùng thúc đẩy ý định mua hàng

3. Những nền tảng (Platforms) chính trong Digital Marketing

Tuy mỗi người có định nghĩa và sự phân chia khác nhau về Digital Marketing. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này Brandinfo sẽ giới thiệu bạn những Platforms chính trong Digital Marketing.

Các Platform Digital phổ biến hiện nay gồm có:

  • Website (nền tảng cốt lõi) 
  • Social media
  • Digital Ads (Facebook Ads và Google Ads)
  • Search Engine (SEM và SEO)
  • Email marketing
  • Mobile & Game, App

Trong các Platform Digital phổ biến, website là nền tảng cốt lõi và thực sự quan trọng trong Digital Marketing vì doanh nghiệp hay cá nhân sở hữu website là ông chủ thực sự. Các thông tin giới thiệu, sản phẩm, dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn, liên hệ được trình bày một cách chi tiết nhất, rõ ràng nhất và dễ xem nhất. Khách hàng truy cập đến website là tài sản thực sự có giá trị. Trong khi đó các nền tảng khác như facebook thực chất là semi-owned, cá nhân hay doanh nghiệp chỉ sở hữu một phần, khi facebook thay đổi thuật toán cá nhân hay doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều tiền hơn cho quảng cáo trên nền tảng của họ.

Một website chất lượng, tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ tạo ra một lượng lớn khách hàng tiềm năng truy cập và mang lại giá trị doanh số rất bền vững. 

Vậy có nghĩa là sao? là ta TẠO RA – TRUYỀN TẢI và GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG (MARKETING) trên/thông qua Website – Soical – Digital Ads – Search Engine….

4. Nghề Digital Marketing là làm những gì

Nghề Digital Marketing chính là làm marketing (bao gồm việc dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả marketing) trong môi trường số là chủ yếu. 
Đối tượng tiếp cận của nghề Digital Marketing là kỹ thuật số.

5. Kênh chính trong Digital Marketing

Chúng ta thường nhắc đến Digital marketing với những kênh quảng cáo trực tuyến đắc lực như Facebook Ads, Google Ads hay các chiến dịch email marketing, affiliate marketing mà quên rằng bản chất của digital marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số.

Digital online marketing

Gắn liền với internet /electronics

Search engine optimization (SEO): là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để được “xếp hạng” cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, mà phổ biến nhất ở đây là Google. Từ đó làm tăng lượng truy cập không phải trả tiền (hoặc miễn phí) vào website bạn.

SEO-Digital- Marketing
Dùng Search Engine Optimization (SEO) để tăng cạnh tranh

Các kênh được hưởng lợi từ SEO gồm:

  • Websites
  • Blogs
  • Infographics

Các phương pháp tối ưu để mang về các traffic chất lượng cho website, bao gồm:

  • SEO On page: Cách thức SEO này tập trung vào các content và nguồn lực hiện diện “trên trang web” của bạn.
    Bằng cách nghiên cứu từ khóa có lượng tìm kiếm cao, đồng thời xem xét ý định tìm kiếm (search intent) của các từ khóa này, bạn có thể viết nên những blog trả lời câu hỏi thắc mắc mà độc giả đang quan tâm. Từ đó có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Dễ hiểu hơn tối ưu SEO on-page là tối ưu về mặt từ khóa, nội dung cấu trúc bài viết theo chuẩn SEO
  • SEO Off page: Cách thức SEO này tập trung vào các hoạt động diễn ra “bên ngoài web” của bạn. Cụ thể là triển khai backlink (link từ các trang khác trỏ về web bạn). Số lượng website và độ uy tín của các web mà bạn nhận được backlink từ họ có ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng của bạn đối với các từ khóa mà bạn SEO. Dễ hiểu hơn tối ưu SEO off-page  xây dựng liên kết nội bộ, backlink
  • SEO technical: Tập trung chủ yếu vào các mảng phụ trợ của website và cách thức mà một website được mã hóa, SEO technical bao gồm việc nén hình ảnh, structured data, tối ưu hóa các tệp CSS giúp tăng tốc độ tải trang của bạn lên đáng kể.

Đây là một trong các hình thức digital marketing tốn nhiều nguồn lực về thời gian và nhân lực để triển khai. Do vậy nhiều doanh nghiệp coi việc sử dụng dịch vụ SEO là một sự lựa chọn hàng đầu.

Email Marketing: Là cách tiếp cận, truyền đi một thông điệp thương mại (quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thông tin, bán hàng….) cho một nhóm người thông qua email

Các công ty hiện nay sử dụng công nghệ email marketing như một cách giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, thông báo về chương trình giảm giá và những sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới trang web của doanh nghiệp.

Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch tiếp thị email bao gồm:

  • Theo dõi bản tin Blog
  • Email nhắc nhở khách truy cập trang web đã tải về thứ gì đó
  • Email chào mừng khách hàng
  • Thông báo khuyến mãi cho khách hàng thân thiết
  • Mẹo hoặc những email thông tin hữu ích để nuôi dưỡng khách hàng

Content Marketing (Tiếp thị nội dung): Là hình thức marketing dựa vào việc tạo lập và quảng bá nội dung nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng.

Marketing content

Các kênh thường được sử dụng cho một chiến dịch content marketing bao gồm:

  • Bài post trên Blog: Viết và đăng tải blog trên website doanh nghiệp giúp bạn thể hiện được chuyên môn của doanh nghiệp mình trong ngành và tạo ra các organic traffic miễn phí cho website cty.
    Việc triển khai blog này sẽ giúp bạn gia tăng khả năng chuyển đổi người dùng truy cập web trở thành khách tiềm năng cho đội ngũ sales sau này.
  • Ebook: Ebook và các loại nội dung dài giúp cung cấp kiến thức và giáo dục cho người dùng truy cập website về lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, ebook giúp các marketer có được thông tin liên hệ (leads) của người dùng, hỗ trợ tăng số lượng khách hàng có tiềm năng cho doanh nghiệp và nuôi dưỡng, chuyển đổi họ thành khách hàng có khả năng mua hàng trong tương lai.
  • Infographic: Các hình ảnh trực quan và thông tin ngắn gọn trong infographic ngoài việc thu hút người dùng thông qua vẻ ngoài bắt mắt, còn hỗ trợ họ hình dung những điều mà bạn nói một cách dễ dàng hơn.

SEM (Search Engine Marketing): Đưa website lên đầu trang kết quả tìm kiếm bằng cách trả tiền đấu thầu từ khóa. SEM bao gồm cả Google Ads, Google Display Network (GDN), Youtube Ads . Nói cách khác SEM là tổng hợp của nhiều phương pháp marketing với mục đích giúp website hoặc nội dung của bạn xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm. 

Social Media Marketing (SMM): là hoạt động marketing được thực hiện trên cách kênh mạng xã hội (social) quảng bá doanh nghiệp và content của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn có thể làm để làm kinh doanh trên các kênh truyền thông xã hội của bạn từ Facebook, Instagram, Zalo và LinkedIn, tất cả các nơi mà bạn luôn kết nối với khách hàng trên phương diện thông tin xã hội.

Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing bao gồm:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Instagram
  • Snapchat
  • Pinterest
  • Google+

Social Media Marketing

Pay-per-click advertising (PPC): Là hình thức xuất hiện trên các trang tìm kiếm bằng hình thức trả phí để thu hút lượng truy cập đến trang web của bạn. Chi phí cho mỗi khi có ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Với hình thức này bạn cần tối ưu sao cho chi phí bỏ ra trên mỗi lượt click là nhỏ nhất.

Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Google AdWords, cho phép bạn trả tiền để có được vị trí hàng đầu trên các trang kết quả tìm kiếm của Google với mức giá dựa trên “mỗi lần nhấp” vào các liên kết của bạn.

  • Paid ads trên Facebook: Các quảng cáo trả phí trên facebook giúp doanh nghiệp có thể upload video, bài post và được Facebook đăng lên newfeed của những đối tượng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Promoted Tweets trên Twitter: Với hình thức này, bạn có thể trả tiền để đặt các bài đăng được hiện diện trên bản tin news feeds của một nhóm đối tượng cụ thể. Từ đó đạt được mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đề ra như: tăng website traffic, followers trên Twitter, tương tác hay thậm chí là download app.
  • Sponsored Messages trên LinkedIn: Các tin nhắn của bạn sẽ được gửi trực tiếp đến những người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên lĩnh vực hoạt động và background của họ.

Affiliate Marketing( Tiếp thị liên kết): là một loại quảng cáo dựa trên hiệu suất nơi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên trang web của mình. Trong đó nhà phân phối được gọi là Publisher sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Với mỗi đơn hàng thành công publisher sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

Các kênh tiếp thị bao gồm:

  • Hosting video ads thông qua the YouTube Partner Program.
  • Bài đăng đính kèm liên kết nơi bạn cộng tác trên các mạng xã hội của bạn.

Digital offline marketing

Kênh offline gắn liền với thiết bị điện tử /electromechanical energy

Về Digital Offline Marketing: là các kênh tiếp thị số không dùng internet: Tivi, bảng quảng cáo điện tử (LED), SMS, biển bảng sử dụng kỹ thuật số (bao gồm cả trong nhà và ngoài trời)

SỰ LÊN NGÔI CỦA XU HƯỚNG “DIGITAL PLATFORM” TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
[PHẦN 1: Digital Platform là gì?]
 
Nếu như trước kia khi website, banner, ứng dụng Facebook hay một quảng cáo 30 giây trong lĩnh vực BĐS trở nên quá tràn lan và phổ biến thì Digital Platform được kỳ vọng sẽ trở thành một xu hướng marketing mới giúp tăng nhận diện và thương hiệu cũng như gia tăng khả năng tiếp thị hiệu quả với khách hàng.
 
 
Đến thời điểm hiện tại chưa có định nghĩa cụ thể về Digital Platform (nền tảng số) nhưng có thể hiểu một cách nôm na là phương thức tương tác với người tiêu dùng ở nhiều cấp độ khác nhau một cách có ý nghĩa nhất. Với một thương hiệu, điều này có nghĩa là tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ kết hợp với giải pháp kinh doanh hoặc xây dựng thương hiệu. Còn đối với những thương hiệu khác, điều đó nghĩa là việc cho phép người tiêu dùng kết nối với nhau theo những cách có giá hơn và vượt mong đợi.
 
Đã có rất nhiều thành công nhờ việc sử dụng Digital Platfrom. Đó là một chương trình trao tiền thưởng cho người tiêu dùng – những người đưa ra các ý tưởng và sáng kiến phục vụ cộng đồng như PepsiCo đã làm. Đó là hoạt động Cause-marketing của thương hiệu Tide thuộc Procter&Gamble: Loads of Hope – nơi mà người tiêu dùng mua áo thun nhằm gây quỹ giúp đỡ cho các gia đình chịu ảnh hưởng bởi thiên tai bằng các dịch vụ giặt tẩy cơ bản. Hay như việc like đã chi ngân sách marketing để hỗ trợ đến người tiêu dùng thông qua các cửa hàng trực tuyến.
 
Tựu chung lại, đó là một chuỗi cách thức thông qua một hoặc nhiều công cụ digital marketing khác nhau để có thể tiếp cận gần gũi nhất hoặc tương tác nhiều nhất với khách hàng. Điều này sẽ tạo ra mối gắn kết trực tiếp giữa người dùng với thương hiệu mà không phụ thuộc trọng yếu vào bất kỳ network nào sẵn có như mạng xã hội, diễn đàn hay các phương tiện báo chí truyền thông…
 
Nói về case của việc ứng dụng digital platform, chúng ta không thể không kể đến Airbnb. Đội ngũ của Airbnb đã xây dựng được một digital platform rất thành công khi họ không sở hữu bất cứ phòng ốc, nhân viên dọn phòng hoặc phải đầu tư một số tiền khổng lồ để xây dựng khách sạn và nâng cấp cơ sở hạ tầng nào. Nhưng Airbnb vẫn có thể cung cấp bất kỳ loại phòng nào cho khách đã và sẽ có trong tương lai chỉ bằng việc xây dựng một hệ thống tương tác hợp lý.

Mô hình kinh doanh Khách sạn tại Shophouse Europe

“Giới thiệu cơ hội đầu tư Shophouse Europe” tổ chức tại khách sạn Mường Thanh – Lạng Sơn

Nằm ở trung tâm miền di sản cùng hệ sinh thái tỷ đô, sở hữu tọa độ vàng – trung tâm miền di sản, Shophouse Europe luôn là sản phẩm được giới đầu tư săn lùng. Shophouse Europe được tập đoàn Sun Group thiết kế mang đậm phong cách kiến trúc của thủ đô Vienna nước Áo, tái hiện một châu Âu hoa lệ với 3 tiểu khu: Silkroad – con đường tơ lụa giao thương tấp nập, Élysée – đại lộ ánh sáng xa hoa và L’Opéra – trái tim âm nhạc cổ điển châu Âu.

Có thể khẳng định Shophouse Europe trao tay cơ hội, đón đầu tiềm năng kinh doanh và đầu tư đắt giá. Dự án thực sự mang đến khả năng sinh lời bền vững cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, đáp ứng cả nhu cầu kinh doanh và nghỉ dưỡng.

Shophouse Europe đang dành chính sách ưu đãi cho khách hàng mua shophouse được hỗ trợ vay tới 70% giá trị sản phẩm với lãi suất 0% trong 24 tháng. Ưu đãi lãi suất 0% và ân hạn nợ gốc trong 24 tháng tạo ra rất nhiều cơ hội cho nhà đầu tư. Nếu “xuống tiền” ở thời điểm này, khách hàng sẽ có khoảng 18 tháng tiếp theo kinh doanh mà không chịu áp lực trả nợ, trả lãi nào.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Cơ hội cuối cùng sở hữu Mon Rosalia Villas – Sống sang bên vịnh kỳ quan

⚡️ Ấn tượng
⚡️ Hoành tráng
⚡️ Giàu cảm xúc

Có thể nói, sự kiện “Cơ hội cuối cùng sở hữu Mon Rosalia Villas – Sống sang bên vịnh kỳ quan” đã THÀNH CÔNG VỀ MỌI MẶT

??Hợp tác cùng HD Mon Holdings – tập đoàn xây dựng danh tiếng, đồng hành cùng Mon Rosalia Villas suốt 1 chặng đường dài, có thể nói, thành công của sự kiện cũng chính là thành công của uFly Media??

??? Với đội ngũ nhân sự đông đảo, chuyên nghiệp cùng sự sáng tạo không ngừng nghỉ, uFly sẽ mang đến sản phẩm chỉn chu nhất đến Quý khách hàng.

??? uFly – luôn đặt sự hài lòng của khách hàng, sự uy tín của doanh nghiệp và sự độc đáo riêng biệt của mỗi sản phẩm/ sự kiện lên hàng đầu‼️

#HD_Mon_Holdings
#Mon_Rosalia_Villas
#uFly_media
#sự_kiện_truyền_thông

Digital Marketing – Trò chơi “cân sức cân tiền” trong thời đại số

Trong thời đại công nghệ số, Digital marketing đang dần khẳng định vai trò quan trọng của mình và chiếm một lượng ngân sách rất lớn trong chiến lược Marketing tổng thể. Với những ưu thế vượt bậc so với kênh Marketing truyền thống, Digital Marketing tạo nên một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên môi trường Internet. Bằng khả năng cho phép quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp xác định được độ lớn thị trường một cách chi tiết, linh hoạt với chi phí tiết kiệm tối đa.
Việt Nam xếp vị trí thứ 8 trên thế giới về tỉ lệ sử dụng mạng xã hội với hơn 66% dân số sử dụng Internet. Với dung lượng thị trường lớn như vậy, doanh nghiệp của bạn đã có kế hoạch khai thác hiệu quả chưa? Trong vô vàn các kênh mạng xã hội, khách hàng mục tiêu của bạn đang ở đâu? Liệu rằng quảng cáo của bạn có tác động được đến họ? Ngân sách đã được phân bổ hợp lý và tối ưu chưa?
Trong khi các doanh nghiệp đầu từ chạy quảng cáo thì người tiêu dùng ngày càng phản cảm vì bị làm phiền dẫn đến tỉ lệ cài đặt chặn quảng cáo ngày càng tăng. Năm 2016, 24,4% người dùng ở Mỹ chặn quảng cáo. Đến năm 2018, con số tăng lên 30,1%. Để vượt qua “bức tường” này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch Digital Marketing bài bản và thông minh.
Kế hoạch thành công đến từ sự thấu hiểu thị trường
Nếu ví Digital Marketing như một trò chơi lớn thì người chơi (chủ doanh nghiệp/ marketers) cần nắm rõ luật chơi và có kế hoạch tác chiến đúng đắn vì Digital Marketing là trò chơi “cân sức cân tiền” liên quan đến những con số (Chi phí, ROI – Tỉ suất hoàn vốn).
Chắc hẳn ai cũng còn nhớ thành công vang dội của dòng giày Biti’s Hunter đánh dấu cho sự trở lại của Biti’s năm 2017. Chỉ sau 2 tháng ngắn ngủi xuất hiện trong hai MV “Lạc Trôi” và “Đi để trở về” của hai ca sĩ trẻ hot nhất thời điểm đó Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn, số lượt view của hai MV đạt lần lượt là 51 triệu view và 18 triệu view trên Youtube. Khéo léo kết hợp các kênh Digital khác như Social media, Viral marketing,…bằng các KOLs trẻ nổi tiếng, Biti’s đã mang về hơn 1,200,000 tương tác (post tự nhiên, like, share, comment).
Theo số liệu từ Google Trends, lượt tìm kiếm về Biti’s được đẩy lên đỉnh điểm trong 5 năm qua. Hơn thế nữa, Biti’s còn “chơi lớn” tung ra nhiều ưu đãi bán hàng hấp dẫn trên các website Thương mại điện tử lớn vào các khung giờ nhất định. Kết quả, chỉ trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện trên MV “Lạc Trôi”, Biti’s Hunter đã “cháy hàng” ở tất cả các kênh bán hàng Online và hệ thống cửa hàng Biti’s. Thành công của Biti’s đạt được là nhờ vào việc thấu hiểu thị trường và mạnh tay đầu tư cho một kế hoạch Digital Marketing bài bản, định hướng và phối hợp hiệu quả các kênh Digital.
Chiếm ưu thế ngay từ bước đầu với một kế hoạch bài bản
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tự xây dựng cho mình một kế hoạch Digital Marketing bài bản như Biti’s. Ngay cả khi nhờ đến các Agency vẫn không tối ưu được hiệu quả vì bản thân doanh nghiệp không tự định hướng được kế hoạch Digital Marketing cho doanh nghiệp.
Để hỗ trợ giải đáp cho những vướng mắc trên của doanh nghiệp, Mắt Bão phối hợp trực tiếp cùng chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 của Google tổ chức buổi workshop “Tối ưu từng đồng chi phí với kế hoạch Digital Marketing bài bản” nhằm giúp các chủ doanh nghiệp “hiểu mình biết ta” và nắm bắt được cách xây dựng một kế hoạch Digital Marketing bài bản và thực thi.
Workshop với sự góp mặt của các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Digital Marketing là cơ hội để khách mời cùng thảo luận và thực hành xây dựng một bản kế hoạch Digital Marketing hiệu quả, tối ưu từng đồng chi phí cho doanh nghiệp: từ việc nghiên cứu, phân tích thị trường, đối thủ, đến xác định mục tiêu, chọn kênh truyền thông và xây dựng kế hoạch hành động sao cho cân đối với ngân sách và nguồn nhân sự.
Đặc biệt workshop là sự kiện miễn phí do Mắt Bão tổ chức nhằm hỗ trợ kiến thức cho cộng đồng kinh doanh online. Nội dung workshop được xây dựng chuyên sâu dành riêng cho chủ doanh nghiệp và các marketer.
Với mục tiêu thảo luận chuyên sâu và trao đổi chi tiết, workshop giới hạn 50 khách mời tham gia. Cổng đăng ký sẽ đóng lại khi hết suất tham gia.

Tận dụng sức mạnh của Digital Marketing và SEO để gia tăng doanh số

Được xem là Đại Hội Digital SEO lớn nhất từ trước tới nay, Vietnam Digital SEO Summit 2019 diễn ra vào ngày 6/7 và 7/7/2019 tại TP HCM hứa hẹn sẽ mang đến cho doanh nghiệp những xu hướng nâng tầm Digital Marketing và SEO. Chương trình do công ty BTNROCKET và SEO Cộng hưởng đồng tổ chức.

Vietnam Digital SEO Summit 2019 hứa hẹn đem lại cho các người tham dự lượng kiến thức thực chiến lớn trong lĩnh vực Digital Marketing và đặc biệt nhất là SEO. Đây là sự kiện được tổ chức duy nhất một lần trong năm với sự quy tụ của các diễn giả là các chuyên gia đầu ngành về Digital Marketing và SEO trong và ngoài nước.

Sự kiện đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trẻ muốn tận dụng sức mạnh của Digital Marketing và SEO để gia tăng doanh số, phát triển doanh thu và lợi nhuận, Marketers muốn tìm cách gia tăng traffic tự nhiên từ Google, gia tăng commission tối đa, người làm MMO (Make Money Online) muốn tìm cách đa dạng sức mạnh từ các nguồn Traffic để tăng cơ hội kiếm tiền online…

Không chỉ là dịp để những người làm SEO lâu năm muốn nâng cấp kỹ năng nghề nghiệp, cập nhật kiến thức và xu hướng SEO 2019 – 2020, đây cũng là cơ hội vàng để các chủ cửa hàng muốn mở rộng kênh bán hàng, tăng thêm sức mạnh bán hàng bằng SEO hoặc những người mới bắt đầu làm SEO muốn học hỏi tư duy, phương pháp, chiến lược SEO hiệu quả cao & bền vững.

Xuyên suốt quá trình diễn ra sự kiện là những chia sẻ về các phương pháp tối ưu tỉ lệ chuyển đổi trên trang Web và gia tăng Traffic tự nhiên từ nguồn Google, các kỹ thuật SEO để lên TOP mạnh mẽ và bền vững, giao lưu, kết nối với những diễn giả, chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm triển khai các dự án SEO lâu năm như anh Bùi Quang Tinh Tú, Matt Diggity, Trịnh Thành, Eric Van Buskirk, Hà Tuấn Khang…

ICT là nền tảng của chuyển đổi số

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là nền tảng, là hạt nhân của chuyển đổi số. Phát triển công nghệ và công nghiệp ICT sẽ góp phần đưa Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển. Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam sẽ đi đầu trong một số lĩnh vực. Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là chủ đề trọng tâm của Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, diễn ra ngày 5/7.

Hiện cả nước đang có chung một khát vọng Việt Nam hùng cường. Ngành thông tin và truyền thông với sứ mạng tạo ra niềm tin, đồng thuận xã hội và khát vọng dân tộc. Thúc đẩy chuyển đổi số, công nghệ số vào mọi lĩnh vực. ICT là hạ tầng vật chất cho phát triển, báo chí truyền thông là hạ tầng tinh thần cho phát triển và phải đi trước.

Xác định chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là chủ đề trọng tâm của Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ mới, đổi mới sáng tạo là động lực cho sự phát triển bền vững, bao trùm cho Việt Nam.

Cần sử dụng công nghệ nhiều hơn, nhất là công nghệ mới, công nghệ số để giải quyết các bài toán của ngành, của xã hội. Toàn ngành đặt mục tiêu cao, sứ mạng mới, bám sát khát vọng Việt Nam hùng cường đến năm 2045 thành nước công nghiệp phát triển…

Trong các lĩnh vực cụ thể, Bộ trưởng cho biết, sẽ ban hành Chỉ thị về định hướng phát triển bưu chính trong nền kinh tế số theo hướng thương mại điện tử, áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, hình thành một số công ty lớn làm nòng cốt.

Cùng với đó, sẽ phát hành sách tham khảo về kinh tế số và hoạt động bưu chính số toàn cảnh thế giới, xây dựng hệ thống mã bưu chính tới từng địa chỉ, hoàn thiện đề án cung cấp dịch vụ công qua hệ thống bưu chính…

Đối với lĩnh vực viễn thông, yêu cầu tập trung chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT để thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển dịch ngành viễn thông từ thoại sang data thông qua giảm cước kết nối thoại; phổ cập smartphone, quy hoạch tần số 5G, tuyên bố lộ trình tắt sóng 2G, 3G, thử nghiệm mobile money; xử lý các vấn nạn rác viễn thông…

Về ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với việc tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, Bộ sẽ ban hành các Khung về Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, Nghị định về đầu tư và thuê công nghệ thông tin; xây dựng các Nghị định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số, định danh và xác thực điện tử, thúc đẩy Chính phủ điện tử mà trọng tâm là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với mục tiêu đạt 30% đến hết năm 2019.

Đặc biệt trong công nghiệp ICT, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về “Make in Vietnam”.

Theo đó, sẽ thúc đẩy phát triển các loại doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chuyển sang làm công nghệ, công nghiệp; các doanh nghiệp ICT cần hoạt động theo sứ mạng mới phát triển công nghệ Việt Nam chuyển đổi số cho đất nước theo hướng doanh nghiệp tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác; doanh nghiệp start-up và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh mới.

Bộ sẽ có quy định về thử nghiệm chính sách Sandbox, đặc khu về thử nghiệm công nghệ, mô hình kinh doanh mới; triển khai Trung tâm chính sách cho cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G để năm 2020 Việt Nam có thiết bị 5G.

Đối với lĩnh vực báo chí xuất bản, Bộ trưởng cho biết, thực hiện quy hoạch báo chí, Bộ sẽ làm việc với từng tờ báo của các Hội, làm việc với Tp.HCM; Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để sắp xếp các cơ quan báo chí.

Tinh thần quy hoạch báo chí không chỉ sắp xếp, mà còn là cơ chế chính sách phát triển báo chí nhằm nâng cao năng lực của 6 cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực đa phương tiện; đào tạo nhân lực báo chí, giải quyết tốt các phát sinh về thực hiện quy hoạch báo chí…

Liên quan đến vấn đề này, Cục Báo chí cho biết, dự kiến đến 2025, cả nước còn 688 cơ quan báo chí. Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan báo chí, chủ quản báo chí để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai; rà soát các nhân sự bị tác động để có phương án giải quyết…

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng tiêu chí để xác định các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu. Nhà nước hỗ trợ đảm bảo kinh phí thông qua cơ chế đặt hàng hoặc mua dịch vụ.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, hiện hàng trăm cơ quan báo chí, mỗi cơ quan đầu tư kinh phí để làm nền tảng công nghệ sẽ không đủ nguồn lực và lãng phí. Một công nghệ nền tảng dùng chung cho báo điện tử đang được xây dựng và dự kiến ra mắt trong tháng 7 này.

Thông tin về hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 của toàn ngành thông tin và truyền thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết, tổng doanh thu toàn ngành 6 tháng đạt 1.347.087 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2018, trong đó chủ yếu là đóng góp của ngành công nghiệp ICT. Nộp ngân sách nhà nước đạt gần 50.000 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ 2018. Đặc biệt, Bộ đã triển khai cấp phép thử nghiệm 5G cho Viettel, VNPT, MobiFone…

Trong Ngành Quảng Cáo, Bạn Làm Gì?

Khi nghĩ đến một người làm quảng cáo, chúng ta sẽ tưởng tượng thấy rất nhiều hình ảnh khác nhau.

Đó có thể là một anh chàng thiết kế quảng cáo tóc dài, quần áo rất bụi đang ngồi la cà ở một quán cà phê, lơ đãng như không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh. Nhưng có ai ngờ, sau cái dáng vẻ như bất cần đời ấy sẽ là sự bùng nổ của các ý tưởng kì diệu.

Hoặc người ta có thể nghĩ đến hình ảnh của một người điều hành quảng cáo bảnh bao trong bộ complet sang trọng, đang trình bày một chiến lược quảng cáo trước khách hàng của mình. Đó cũng chính là hình ảnh lý tưởng của một nhân viên quảng cáo năng động trong xã hội hiện đại.

Trong ngành quảng cáo, tùy vào chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm, bạn có thể tham gia vào nhiều vị trí khác nhau. Chúng ta cùng điểm qua một vài công việc cơ bản nhé!

· Người điều hành quảng cáo
Đây là người bao quát tất cả mọi vấn đề của một chiến dịch quảng cáo. Công việc của người điều hành quảng cáo thường gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:
– Thảo luận với khách hàng về các thông tin liên quan như sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo, các thông tin chi tiết về doanh nghiệp, ngân sách, mục đích của chiến dịch quảng cáo này v.v…
– Giới thiệu các chuyên gia (đội ngũ chuyên viên viết ý tưởng quảng cáo, chuyên viên thiết kế quảng cáo v.v…) để tiến hành chiến dịch quảng cáo
– Giới thiệu về phương án dự kiến cho chiến dịch quảng cáo dựa trên các yêu cầu của khách hàng và ngân sách cho quảng cáo v.v.:.
– Khi phương án được chấp nhận, người điều hành quảng cáo điều phối, quản lý, đảm bảo chiến dịch quảng cáo được thực hiện đúng như kế hoạch, đúng thời hạn đã định và kinh phí dự kiến.
– Luôn sát cánh với khách hàng trong dự án quảng cáo và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Người điều hành quảng cáo cũng là người quyết định đặt áp phích, tấm hình, những dòng quảng cáo thế nào cho có lợi nhất. Họ là người chọn lựa phương tiện và cách thức quảng cáo sao cho sản phẩm tiếp xúc được với số lượng công chúng đông đảo nhất. Vấn đề lựa chọn phương tiện truyền thông này chính là mắt xích cuối cùng của dây chuyền quảng cáo.

Tóm lại, người điều hành quảng cáo là người tổ chức, quản lý và kết nối mọi bộ phận sao cho một chiến dịch quảng cáo thành công. Anh ta chính là linh hồn của một chương trình, chiến dịch quảng cáo. Người tổ chức thực hiện quảng cáo giỏi sẽ đem lại danh tiếng và những khoản lợi nhuận kếch xù cho các doanh nghiệp.

Với vị trí quan trọng như vậy, yêu cầu dành cho người điều hành quảng cáo là óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc dưới áp lực cao. Ngoài kinh nghiệm trong nghề quảng cáo như sáng tạo ý tưởng quảng cáo, viết thông điệp, thiết kế quảng cáo…, chuyên môn về kinh tế, marketing, quản trị kinh doanh… rất quan trọng với người tàm công việc này.

· Chuyên viên quảng cáo
10 từ thường được dùng nhất trong quảng cáo:
1. Bạn (you): 11%
2. Của bạn (your): 8%
3. Chúng tôi (we): 6%
4. Thế giới (world): 4%
5. Tốt nhất (best): 2.7%
6. Hơn (more): 2.5%
7. Tốt (good): 2.4%
8. Tốt hơn (better): 2%
9. Mới (new): 2%
10. Hương vị (taste): 2%
(Theo thống kê của tạp chí Thời đại Quảng cáo)
Ai là người nghĩ ra những ý tưởng quảng cáo độc chiêu khiến bạn mê mẩn? Ai là người viết những khẩu hiệu, thông điệp quảng cáo mà bạn vẫn thuộc lòng? Câu trả lời là chuyên viên quảng cáo (copy writer).
Anh ta phải là người rất có khả năng về nghệ thuật, văn hóa. Và tất nhiên, anh ta luôn là một kho ý tưởng giàu có với muôn vàn chiêu thức quảng cáo để thuyết phục người tiêu dùng.

Chẳng hạn như để kích thích khách hàng mở ví tiền mua các sản phẩm, dịch vụ của mình, chuyên viên tổ chức thực hiện quảng cảo phải biết chọn những chi tiết nào là hợp lý để nhấn mạnh vào: chất lượng cao, giá rẻ, chi phí sử dụng thấp, sản phẩm bảo hành tốt, mặt hàng phong phú hoặc nhà sản xuất danh tiếng v.v…

Song song với ý đồ quảng cáo là việc đề ra các biểu tượng, biểu trưng cho sản phẩm. Ngoài trí tưởng tượng bay bổng để tạo nên biểu tượng cho sản phẩm, người tổ chức thực hiện quảng cáo phải coi đó là một môn khoa học, cũng như mọi khoa học khác.

Tức là nó phải dựa trên sự phân tích, sáng tạo, nhằm mục đích cuối cùng là đẩy nhanh sức tiêu thụ sản phẩm. Muốn có một biểu trưng tốt, bao giờ bạn cũng nên tìm cách trả lời chính xác, hấp dẫn và độc đáo các câu hỏi: Nói về cái gì? Nói với ai? Nói như thế nào v.v….

· Người thiết kế quảng cáo
Bạn là người đam mê mỹ thuật, khao khát sáng tạo và yêu thích quảng cáo? Có thể bạn sẽ tìm thấy vị trí của mình trong số những người thiết kế quảng cáo. Họ là những người có trình độ nghệ thuật, được đào tạo về mỹ thuật, đồ họa. Chính các chuyên gia này là những người biến những ý tưởng quảng cáo thành các hình vẽ, các panô, áp phích, logo… độc đáo.

Thiết kế quảng cáo là mảnh đất màu mỡ đón chờ các sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Kiến trúc v.v… Công việc của họ là tìm ra cách thể hiện ấn tượng nhất cho các ý tưởng của một chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo như tranh vẽ, panô, áp phích, báo in, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử v.v…

· Đạo diễn phim quảng cáo
Quảng cáo có thể là thể loại nghệ thuật có sức mạnh lớn nhất trên Trái Đất
Mark Fenske

So với tất cả các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên truyền hình gây được ấn tượng mạnh và có sức thuyết phục cao nhất. Trên thế giới, những đoạn phim quảng cáo của các hãng lớn đều do những đạo diễn và diễn viên có tên tuổi dàn dựng, diễn xuất. Không ít khán giả coi việc thưởng thức quảng cáo là để thư giãn đầu óc trong lúc mệt mỏi, căng thẳng và tạo nên không khí mới. Phim quảng cáo thực sự là một loại hình nghệ thuật đầy sức hấp dẫn.

Đạo diễn phim quảng cáo có thể đồng thời là người viết kịch bản. Muốn có kịch bản tốt, người viết kịch bản phải tạo ra được một cốt truyện hay, gần với cuộc sống đời thường. Khi đã có kịch bản, người đạo diễn lại phải biết dẫn dắt câu chuyện từ hình ảnh này sang hình ảnh khác một cách logic và tôn trọng nguyên lý các khuôn hình, giữ vững kết cấu của cảnh quay. Người làm phim quảng cáo không chỉ am hiểu về nghệ thuật điện ảnh mà còn phải nắm vững tâm lý khán giả trong tư cách là những khách hàng tiềm năng.

Để đạt được kỹ năng này, các bạn nên theo học những khóa học dài hoặc ngắn hạn về đạo diễn hoặc quay phim. Người làm phim phải biết lôi cuốn khán giả bằng cách tạo ra những phát hiện bất ngờ, bằng những hình ảnh thay đổi từng phút, từng giây.

Bạn hãy luôn nhớ rằng, rất khác với những thể loại phim ảnh khác, phim quảng cáo thường có dung lượng rất ngắn, đòi hỏi độ cô đúc cao và nhất là luôn phải hướng về một thông điệp chính của sản phẩm cần quảng cáo.

Vào nghề quảng cáo từ lục còn trẻ, David Ogilvy – chủ tập đoàn quảng cáo nổi tiếng Ogilvy cho chúng ta những lời khuyên quý giá:

“Sau một năm đào tạo chán ngán, bạn sẽ có thể được làm trợ lý ủy ban quản trị khách hàng. Đến một lúc nào đó, bạn trở thành người thu được nhiều thông tin nhất công ty về khách hàng mà bạn đảm nhận.

Nếu, ví dụ, đó là khách hàng về xăng dầu, bạn hãy đọc sách về hóa học, địa chất, và phân phối sản phẩm dầu lửa. Đọc tất cả những báo thương mại về lĩnh vực này. Đọc mọi báo cáo nghiên cứu và kế hoạch marketing mà công ty bạn thường viết về sản phẩm đó.

Dành các sáng thứ bảy làm việc trong các trạm bán xăng và nói chuyện với người chơi xe ô tô. Thăm những nhà máy lọc dầu và những phòng thí nghiệm.

Ở cuối năm thứ hai, bạn sẽ biết nhiều về xăng dầu hơn cả ông chủ, lúc đó bạn sẽ sẵn sàng kế nghiệp họ”.

BẠN CÓ BIẾT
· 10 khẩu hiệu quảng cáo hay nhất thế kỷ XX
1. A diamond is forever.
(Tạm dịch là Kim cương là vĩnh cửu).
Khẩu hiệu quảng cáo của tập đoàn kinh doanh kim cương De Beers năm 1950.
2. Just do it
(Tạm dịch là Hãy hành động.)
Khẩu hiệu quảng cáo của hãng thời trang thể thao Nike năm 1988.
3. The pause thao refreshes.
(Tạm dịch là Khoảng ngưng cho sự thư giãn.)
Khẩu hiệu quảng cáo của hãng nước ngọt Coca-Cola năm 1929.
4. Tastes great, less filling.
(Tạm dịch là Vị tuyệt ngon, ít béo hơn.)
Khẩu hiệu quảng cáo của hãng bia Miller Lite cho loại bia vẫn giữ được hương vị tuyệt hảo mà lại giảm lượng calo trong đó.
5. We try harder.
(Tạm dịch là Chúng tôi đang nỗ lực hơn nữa.)
Khẩu hiệu quảng cáo của công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành Avis năm 1962.
6. Good to the last drop.
(Tạm dịch là Cảm thụ đến giọt cuối cùng.)
Khẩu hiệu quảng cáo của công ty cà phê Maxwell House năm 1915.
7. Breakfast of champions.
(Tạm dịch là Bữa sáng của những nhà vô địch.)
Khẩu hiệu quảng cáo của công ty ngũ cốc Wheaties.
8. Does she… or doesn’t she?
(Tạm dịch là Cô ấy có.. hay cô ấy không?)
Khẩu hiệu quảng cáo của công ty chuyên sản xuất sản phẩm nhuộm và dưỡng tóc Clairol năm 1964.
9. When it rains it pours.
(Tạm dịch là Kể cả khi trời mưa như trút.)
Khẩu hiệu quảng cáo của công ty sản xuất và kinh doanh muối Monon Salt năm 1911 (cho sản phẩm muối không bị hỏng khi thời tiết ẩm ướt).
10. Where’s the beef?
(Tạm dịch là Miếng thịt bò đâu rồi)
Khẩu hiệu quảng cáo của hãng bánh Hăm-bơ-gơ Wendy’s năm 198